Lược sử Lô-cut_tính_trạng_số_lượng

  • Các quy luật di truyền của Gregor Mendel được phát hiện lại vào năm 1900 và thời gian này được xem là năm khai sinh của di truyền học. "Nhân tố di truyền" mà Mendel giả định (nay gọi là gen) và khái niệm trội, lặn được các nhà khoa học nhanh chóng áp dụng. Tuy nhiên, trong 7 tính trạng của đậu Hà Lan mà ông đã nghiên cứu thì đã có 6 tính trạng chất lượng (màu hạt, màu quả, màu hoa, dạng hạt, dạng quả và vị trí hoa), còn chiều dài cây thì cũng chỉ có trội (cây dài) và lặn (cây ngắn) chứ không có biến đổi trung gian như tính trạng số lượng thông thường.
  • Mặc dù sống cùng thời với G. Mendel, nhưng Charles Darwin không hề hay biết về khám phá của Mendel. Do đó chính Darwin đã quan sát thấy một số tính trạng của các nòi bồ câu nhà được thừa kế theo quy luật xác định, nhưng ông cũng không giải thích được rõ ràng những tính trạng này di truyền thế nào, mà chỉ vạch ra rằng các đặc điểm này được chọn bởi những người nuôi chim bồ câu, mà ông gọi là chọn lọc nhân tạo. Bởi thế cũng chưa giải thích biến đổi tính trạng số lượng trong tự nhiên cũng như tở vật nuôi, cây trồng.[11]
  • William Ernest Castle đã có nỗ lực thống nhất các tư tưởng của Mendel với tư tưởng của Darwin bằng cách đưa ra ý tưởng rằng: các loài trở nên khác biệt với nhau là do xuất hiện "nhân tố Mendel" mới.[12] Ý tưởng này của Castle dựa trên kết quả quan sát về các tính trạng ở vật nuôi cây trồng có độ lệch lớn rất nhiều so với tính trạng tương ứng ở sinh vật hoang dã.[13] Tuy nhiên, công trình của Castle mới chỉ là một trong những công trình đầu tiên cố gắng thống nhất di truyền Mendel với tiến hóa Darwin. Gần ba mươi năm sau thì mới ra đời lý thuyết tiến hóa hoàn chỉnh hơn.
  • Sewall Wright, vốn là sinh viên của Castle, đã phát hiện ra sư biến đổi định lượng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Đặc biệt là ông đã thống nhất được di truyền Mendel với tiến hóa Darwin trong công lao xây dựng nên thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại, mà ngày nay giảng dạy ở mọi trường trung học và đại học chuyên ngành sinh học trên thế giới.[14]
  • Sau các thành tựu trên, cùng với hàng loạt khám phá về bản chất gen và hoạt động của nó, người ta đã thấy rằng hầu hết các tính trạng số lượng là di truyền đa gen, thêm vào đó còn tương tác với môi trường.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lô-cut_tính_trạng_số_lượng http://adsabs.harvard.edu/abs/1903Sci....18..396C http://www.genetics.org/content/16/2/97 http://www.genetics.org/content/36/3/254 https://www.nature.com/scitable/topicpage/quantita... https://www.nature.com/subjects/quantitative-trait https://www.nature.com/subjects/quantitative-trait... https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-... https://education.seattlepi.com/difference-between... https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/10390625 https://web.archive.org/web/20131004211635/http://...